Trong tháng 02 năm 2019, số doanh nghiệp được thành lập mới là 5.900 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 96.267 tỷ đồng, giảm 25,0% về số doanh nghiệp và giảm 2,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 02 đạt 16,3 tỷ đồng, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 02 là 56.052 lao động, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 02 trên cả nước là 1.747 doanh nghiệp, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
So sánh tình hình doanh nghiệp tạm ngừng, giải thể trong tháng 02/2019 với tháng 01/2019 tại biểu đồ 1 cho thấy các chỉ tiêu, gồm: số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 2.823 doanh nghiệp, giảm 73,9%; số doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký là 1.321 doanh nghiệp, giảm 72,3%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 1.740 doanh nghiệp, giảm 85,8% và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 1.354 doanh nghiệp, giảm 24,9%.
Trong 02 tháng năm 2019, cả nước có 15.979 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 14,6% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ. Số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập là 247.384 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ. Số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 621.542 tỷ đồng, tăng 84,3% với 6.134 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng 3,3% so cùng kỳ. Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế là 868.926 tỷ đồng, tăng 62,5% so với cùng kỳ.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 15,5 tỷ đồng, tăng 46,7% so với cùng kỳ.
Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 163.966 lao động, tăng 4,8% so với cùng kỳ.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên cả nước là 10.191 doanh nghiệp, tăng 48,2% so với cùng kỳ.
Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 13.519 doanh nghiệp, tăng 20,8% so với cùng kỳ.
Số doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký là 5.904 doanh nghiệp.
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 13.692 doanh nghiệp, trong đó có 7.843 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu triển khai từ năm 2018 nhằm loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập trước đây nhưng trên thực tế không còn hoạt động [1].
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 3.156 doanh nghiệp, tăng 24,8% so với cùng kỳ.
[1] Trong 7.843 doanh nghiệp bị thu hồi nói trên có 612 doanh nghiệp không có mã số doanh nghiệp; 182 doanh nghiệp đã giải thể bên cơ quan thuế (nhưng chưa hoàn tất thủ tục bên cơ quan đăng ký kinh doanh); 4.199 doanh nghiệp ngừng hoạt động không thông báo trên 02 năm; 2.282 doanh nghiệp ngừng hoạt động không thông báo trên 01 năm; 377 doanh nghiệp ngừng hoạt động không thông báo dưới 01 năm và 191 doanh nghiệp có mã số doanh nghiệp không khớp với cơ quan đăng ký thuế.
2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo quy mô vốn trong 02 tháng năm 2019
Biểu đồ 2: So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp theo quy mô vốn với cùng kỳ 2018
Số liệu thống kê tại Biểu đồ 2 cho thấy, trong 02 tháng năm 2019 tất cả các quy mô vốn đăng ký đều có tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước; trong khi tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tạm dừng kinh doanh có thời hạn có sự phân tách giữa các quy mô vốn đăng ký, cụ thể:
- Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới:
So với cùng kỳ năm 2018, quy mô vốn từ 50-100 tỷ đồng có tỷ lệ tăng cao nhất 10,6% (241 doanh nghiệp); ở chiều ngược lại, quy mô vốn từ 0-10 tỷ đồng có tỷ lệ giảm cao nhất 15,4% (14.168 doanh nghiệp), tuy nhiên đây vẫn là quy mô vốn tập trung doanh nghiệp nhiều nhất, chiếm 88,7% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 02 tháng năm 2019.
- Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 02 tháng năm 2019 vẫn tập trung chủ yếu tại quy mô vốn đăng ký từ 0-10 tỷ đồng và cũng là quy mô vốn có tỷ lệ tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2018 là 50,5%.
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn:
Số doanh nghiệp có quy mô vốn từ 50-100 tỷ đồng có xu hướng đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng cao nhất so với cùng kỳ 2018 là 58,7%; trong khi đó, quy mô vốn trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh có thời hạn giảm 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Doanh nghiệp đã thực hiện giải thể:
Thống kê tại Biểu đồ 2 cho thấy, các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ giải thể so cùng kỳ thấp hơn các quy mô vốn còn lại với tỷ lệ doanh nghiệp giải thể giảm là 5,7%.
- Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:
Biểu đồ 3: Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo quy mô vốn
Số liệu thống kê tại Biểu đồ 3 cho thấy, các doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký chủ yếu tập trung tại khu vực doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0-10 tỷ đồng với 5.336 doanh nghiệp (chiếm 90,4% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước); quy mô vốn trên 100 tỷ đồng có tỷ lệ thấp nhất là 0,8% (48 doanh nghiệp).
- Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể:
Biểu đồ 4: Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể theo quy mô vốn
Trong 02 tháng năm 2019 cũng ghi nhận số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể chủ yếu tập trung tại các doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0-10 tỷ đồng với 12.587 doanh nghiệp (chiếm 91,9% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước); tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể thấp nhất so với các quy mô vốn còn lại là 0,9% tương đương 121 doanh nghiệp.
3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo vùng lãnh thổ trong 02 tháng năm 2019
- Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo vùng lãnh thổ:
Tình hình doanh nghiệp phân theo vùng lãnh thổ trong 02 tháng năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 có một số đặc điểm như sau:
+ Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là các khu vực có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 02 tháng năm 2019 cao, lần lượt là 6.409 doanh nghiệp (chiếm 40,1% tổng số doanh nghiệp thành lập của cả nước) và 5.078 doanh nghiệp (chiếm 31,8%); Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc là hai khu vực có lượng doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất lần lượt là 423 doanh nghiệp (chiếm 2,6%) và 591 doanh nghiệp (chiếm 3,7%).
Thống kê tại Biểu đồ 5 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới so với cùng kỳ năm trước giảm ở hầu hết các khu vực trên cả nước, trong đó Trung du và miền núi phía Bắc có mức giảm lớn nhất 27,0% (591 doanh nghiệp), Đông Nam Bộ giảm 20,6% (6.409 doanh nghiệp).
+ Về số vốn đăng ký, khu vực Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu trong cả nước với 145.394 tỷ đồng, chiếm 58,8% tổng số vốn đăng ký của cả nước; đứng thứ hai là khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 57.241 tỷ đồng, chiếm 23,1% tổng số vốn đăng ký của cả nước; khu vực Tây Nguyên có tổng số vốn đăng ký ít nhất là 4.860 tỷ đồng, chỉ chiếm 2,0% tổng số vốn đăng ký của cả nước.
Về tỷ lệ vốn đăng ký so với cùng kỳ, 03 khu vực là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long và Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ vốn đăng ký giảm so với cùng kỳ (lần lượt là 19,1% , 8,0% và 3,2%), các khu vực còn lại đều có sự gia tăng so với cùng kỳ.
Biểu đồ 5. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn và lao động theo vùng lãnh thổ so cùng kỳ
Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân, trong 02 tháng năm 2019, khu vực Đông Nam Bộ đạt cao nhất là 22,7 tỷ đồng/doanh nghiệp; tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc đạt 15,0 tỷ đồng/doanh nghiệp; khu vực Đồng bằng Sông Hồng chỉ đạt ở mức thứ tư trong toàn khu vực (11,3 tỷ đồng)... Khu vực Tây Nguyên đã có sự chuyển biến rõ rệt khi xếp thứ ba trên cả nước (11,5 tỷ đồng). Khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có tỷ trọng vốn bình quân thấp nhất, chỉ đạt 8,6 tỷ đồng.
+ Về số lao động đăng ký, qua thống kê cho thấy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 55.086 lao động, chiếm 33,6% tổng số lao động đăng ký; Tây Nguyên có 2.643 lao động đăng ký là khu vực có số lao động đăng ký thấp nhất so với các khu vực còn lại, chiếm 1,6% tổng số lao động đăng ký.
Về tỷ trọng lao động đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp, trong 02 tháng năm 2019, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đạt cao nhất là 23,2 lao động/doanh nghiệp; tiếp đến là khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đạt 15,4 lao động/doanh nghiệp; Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai khu vực có tỷ trọng lao động bình quân thấp nhất cả nước, lần lượt là 6,2 và 6,6 lao động/doanh nghiệp.
- Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và giải thể theo vùng lãnh thổ:
Biểu đồ 6. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và giải thể theo vùng lãnh thổ so cùng kỳ
+ Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:
So với cùng kỳ năm 2018, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 02 tháng năm 2019 tăng đều tại tất cả các khu vực, trong đó Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là hai khu vực có mức tăng cao nhất cả nước, lần lượt là 62,3% (3.158 doanh nghiệp) và 66,1% (2.183 doanh nghiệp).
+ Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn:
Trong 02 tháng năm 2019, các khu vực đều ghi nhận số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng so với cùng kỳ năm 2018, cụ thể: Đồng bằng Sông Hồng là khu vực có tỷ lệ tăng cao nhất cả nước 30,7% (4.561 doanh nghiệp); Tây nguyên và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là hai khu vực có tỷ lệ tăng thấp nhất cả nước, mức tăng lần lượt là 9,9% (490 doanh nghiệp) và 7,5% (2.608 doanh nghiệp).
+ Doanh nghiệp giải thể:
So với cùng kỳ năm 2018, số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể đều tăng so với cùng kỳ tại hầu hết các khu vực trong cả nước trong đó: Trung du và miền núi phía Bắc là khu vực có tỷ lệ tăng thấp nhất là 5,4% (176 doanh nghiệp). Trong khi đó, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên là hai khu vực có tỷ lệ tăng cao nhất cả nước, lần lượt là 60,3% (630 doanh nghiệp) và 46,1% (168 doanh nghiệp).
- Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:
Biểu đồ 7: Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo vùng lãnh thổ
Biểu đồ 7 cho thấy Khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai khu vực có số lượng doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký lớn nhất trong cả nước, tỷ lệ lần lượt là 35,1% (2.703 doanh nghiệp) và 33,2% (1.962 doanh nghiệp).
- Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể:
Thống kê tại Biểu đồ 8 cho thấy số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể chủ yếu tập trung tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng với 8.004 doanh nghiệp (chiếm 58,5% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước). Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai khu vực có tỷ lệ thấp nhất so với các khu vực còn lại, lần lượt là 3,0% (415 doanh nghiệp) và 1,8% (243 doanh nghiệp).
Biểu đồ 8: Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể theo vùng lãnh thổ
4. Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động trong 02 tháng năm 2019
- Theo lĩnh vực hoạt động:
Tình hình doanh nghiệp thành lập mới chia theo lĩnh vực hoạt động trong 02 tháng năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 có một số đặc điểm như sau:
+ Về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tập trung nhiều nhất ở các ngành như: Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 5.991 doanh nghiệp, chiếm 37,5%; Công nghệ chế biến, chế tạo có 2.076 doanh nghiệp, chiếm 13,0%%; Xây dựng có 2.001 doanh nghiệp, chiếm 12,5%. Các ngành, lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ít nhất là: Vận tải kho bãi có 1 doanh nghiệp, chiếm 0,01%, Khai khoáng có 70 doanh nghiệp, chiếm 0,4%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 112 doanh nghiệp, chiếm 0,7%.
Số liệu thống kê tại Biểu đồ 9 và 10 cho thấy trong 2 tháng năm 2019 có 15 ngành có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2018, bao gồm: Vận tải kho bãi giảm 99,9%, Khai khoáng giảm 35,2%, Dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 24,9%, Tài chính ngân hàng bảo hiếm giảm 23,1%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 18,4%; Xây dựng giảm 17,2%; Nghệ thuật vui chơi giải trí giảm 15,8%; Khoa học, cồng nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác giảm 11,3%; Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và thiết bị hỗ trợ khác giảm 10,3%; Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 9,4%; Bán buôn bán lẻ; sữa chữa ô-tô, xe máy giảm 7,3%; Sản xuất phân phối, điện, nước, gas giảm 7,0%; hai ngành Giáo dục và đào tạo và Thông tin và truyền thông đều có mức giảm chung là 5,7%; Kinh doanh bất động sản giảm 0,1%. Chỉ có hai ngành nghề có tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó Hoạt động dịch vụ khác có tỷ lệ tăng cao nhất là 8,0%.
Biểu đồ 9: Lĩnh vực hoạt động có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ
Biểu đồ 10: Lĩnh vực hoạt động có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ
+ Một số ngành nghề có số vốn đăng ký lớn nhất là: Kinh doanh bất động sản có 83.292 tỷ đồng, chiếm 33,7% trên tổng số vốn đăng ký; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 36.508 tỷ đồng, chiếm 14,8%; Xây dựng có 29.280 tỷ đồng, chiếm 11,8%; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 29083 tỷ đồng, chiếm 11,76%.
Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, một số ngành có tỷ trọng cao như: Kinh doanh bất động sản đạt 99,2 tỷ đồng/doanh nghiệp; Sản xuất phân phối, điện, nước, gas đạt 53,9 tỷ đồng; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác đạt 28,7 tỷ đồng.
+ Về số lao động đăng ký tại các ngành cho thấy, một số ngành thu hút nhiều lao động gồm có: Công nghiệp chế biến, chế tạo có 77.462 lao động, chiếm 47,2% trên tổng số lao động đăng ký; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 36.365 lao động, chiếm 22,0%.
Một số ngành có tỷ trọng lao động bình quân trên 1 doanh nghiệp cao hơn so với các ngành còn lại là: ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo có 37,3 lao động/doanh nghiệp; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 11,0 lao động/doanh nghiệp.
- Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và giải thể theo lĩnh vực hoạt động:
+ Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động:
Thống kê số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động phân theo lĩnh vực cho thấy, trong 2 tháng năm 2019 số lượng doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở các ngành như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 4.201 doanh nghiệp, chiếm 41,2% trên tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; Xây dựng có 1.507 doanh nghiệp, chiếm 14,8% trên tổng số doanh nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.255 doanh nghiệp, chiếm 12,3% trên tổng số doanh nghiệp.
So với cùng kỳ năm 2018, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 2 tháng năm 2019 tăng ở hẩu hết các ngành. Trong đó, một số ngành có tỷ lệ tăng cao là: Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (111,5%); Vận tải kho bãi (65,6%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (60,8%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên (53,9%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (53,5%).
Hai ngành có tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm so với cùng kỳ là Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (giảm 14,7%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (giảm 4,0%).
+ Doanh nghiệp tạm ngừng kinh có thời hạn:
Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 5.108 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 37,8% trên tổng số; Xây dựng có 2.014 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 14,9%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.708 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 12,6%.
Xét tỷ lệ tăng/giảm, trong 2 tháng năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018, hầu hết các ngành đều có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng trừ Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm so với cùng kỳ (3,2%). Trong đó các lĩnh vực có tỷ lệ tăng cao là: Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (79,7%); Kinh doanh bất động sản (69,7%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (44,3%); Thông tin và truyền thông (38,2%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (34,8%).
Biểu đồ 11: Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và giải thể theo lĩnh vực hoạt động so với cùng kỳ
+ Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể:
Số doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 1.267 doanh nghiệp, chiếm 40,1%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 345 doanh nghiệp, chiếm 10,29%; Xây dựng có 322 doanh nghiệp, chiếm 10,2%.
Thống kê tại Biểu đồ 11 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp giải thể trong 2 tháng năm 2019 tăng ở hầu hết các ngành so với cùng kỳ năm 2018, trừ hai ngành có tỷ lệ giảm so với cùng kỳ là: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 7,9%); Khai khoáng (giảm 7,7%).
- Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:
Biểu đồ 12. Tình hình doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo lĩnh vực hoạt động
Biểu đồ 12 cho thấy, số lượng doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký chủ yếu tập trung tại các ngành như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy với 2.047 doanh nghiệp (chiếm 34,7% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước); Xây dựng với 873 doanh nghiệp (chiếm 14,8%); Công nghiệp chế biến, chế tạo với 713 doanh nghiệp (chiếm 12,1%). Các ngành có tỷ lệ thấp nhất lần lượt là: Khai khoáng (1,1%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (0,7%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (0,3%).
- Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể:
Biểu đồ 13: Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng chờ hoàn thành thủ tục giải thểtheo lĩnh vực hoạt động
Biểu đồ 13 cho thấy, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thủ tục giải thể tập trung tại các ngành như Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy với 5.437 doanh nghiệp (chiếm 39,7% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước); Xây dựng với 2.013 doanh nghiệp (chiếm 14,7%); Công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.709 doanh nghiệp (chiếm 12,5%). Các ngành có tỷ lệ thấp nhất lần lượt là: Sản xuất phân phối, điện, nước, gas và Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (1,0%); Khai khoáng (0,7%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (0,6%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (0,3%).
Lê Thị Thu Hải